Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp (Phần 2)

0 nhận xét
Mẫu số 8A

BIỂU TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU

STT
Hạng mục công việc
Thành tiền
1
Công tác thoát nước (Biểu giá chi tiết 1)

2
Công tác nền đường (Biểu giá chi tiết 2)

3
Công tác xử lý nền đất yếu (Biểu giá chi tiết 3)



Cộng

Thuế (áp dụng đối với trường hợp đơn giá trong biểu giá chi tiết là đơn giá trước thuế)


TỔNG CỘNG


Tổng cộng: .......................( viết bằng số).........................................

Bằng chữ:..................................................................................

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
                                   (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)


Ghi chú: Biểu tổng hợp giá dự thầu được lập trên cơ sở các biểu chi tiết


                                                                 
Mẫu số 8B

BIỂU CHI TIẾT GIÁ DỰ THẦU (1)

STT
Nội dung công việc
Đơn vị
tính
Khối lượng
mời thầu
Đơn giá
dự thầu
Thành tiền
1
2
3
4
5
6











Tổng cộng



Đại diện hợp pháp của nhà thầu
                                   (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)


Ghi chú:
            + (1): Có thể lập từng biểu chi tiết cho từng hạng mục chính, ví dụ cho công tác thoát nước…
            + Cột (2) về Nội dung công việc: ghi theo các nội dung công việc như bảng tiên lượng mời thầu
            + Cột (4) về Khối lượng: ghi theo đúng khối lượng được nêu trong Bảng tiên lượng mời thầu.
            Những công việc hoặc khối lượng mà nhà thầu lường trước sẽ phải làm nhưng không có trong Bảng tiên lượng mời thầu hoặc khác với Bảng tiên lượng mời thầu (tăng hoặc giảm khối lượng) thì nhà thầu lập riêng thành 1 bảng, không điền chung vào biểu này.
+ Cột (5) Đơn giá dự thầu: Tùy tính chất của hạng mục công việc mà quy định đơn giá này là đơn giá trước thuế hay đơn giá sau thuế.

Mẫu số 9A

BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU (1)
Hạng mục công việc:_______________

(Đối với đơn giá xây dựng chi tiết)

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ
MÃ HIỆU VL, NC, M
THÀNH PHẦN                           HAO PHÍ
ĐƠN VỊ TÍNH
KHỐI LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
DG.1

Chi phí VL




Vl.1





Vl.2





...






Cộng



VL

Chi phí NC (theo cấp bậc thợ bình quân)
công


NC

Chi phí MTC




M.1

ca



M.2

ca



...






Cộng



M

Đối với đơn giá xây dựng tổng hợp thì áp dụng Mẫu số 9B:


Mẫu số 9B


BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU(2)
Hạng mục công việc:_______________
(Đối với đơn giá xây dựng tổng hợp)

Đơn vị tính : ...

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ
THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ TÍNH
KHỐI LƯỢNG
THÀNH PHẦN CHI PHÍ
TỔNG CỘNG
VẬT LIỆU
NHÂN CÔNG
MÁY
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
DG.1







DG.2







DG.3







...








Cộng


VL
NC
M
S


Ghi chú:
(1) (2): Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu mà không yêu cầu nhà thầu phân tích đơn giá chi tiết, phân tích giá vật liệu trong đơn giá dự thầu (bỏ các Mẫu 9A, 9B và Mẫu số 10) hoặc yêu cầu lập chi tiết cho từng hạng mục công việc hoặc chỉ đối với một số hạng mục công việc chính.


Mẫu số 10

BẢNG TÍNH GIÁ VẬT LIỆU TRONG ĐƠN GIÁ DỰ THẦU

STT
Loại vật liệu
Đơn vị tính

Đơn giá gốc của vật liệu
Chi phí đến công trường
Đơn giá tính trong giá dự thầu
1





2












 Mẫu số 11


________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Tên nhà thầu: ________________________ (ghi tên đầy đủ của nhà thầu)

TT
Tên hợp đồng
Tên dự án
Tên chủ đầu tư
Giá
hợp đồng (hoặc giá trị được giao thực hiện)
Giá trị phần công việc chưa hoàn thành
Ngày hợp đồng có hiệu lực
Ngày
kết thúc hợp đồng
1







2







3







...








Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu có liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của chủ đầu tư về hợp đồng đang thực hiện theo các nội dung liên quan trong bảng trên...).

                                           Đại diện hợp pháp của nhà thầu                            (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:
Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.




                                                   ________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Tên nhà thầu: ________________________ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]
Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần đảm bảo các thông tin sau đây:


Tên và số hợp đồng
       [điền tên đầy đủ của hợp đồng, số ký hiệu]
Ngày ký hợp đồng
      [điền ngày, tháng, năm]
Ngày hoàn thành
[điền ngày, tháng, năm]
Giá hợp đồng
[điền tổng giá hợp đồng bằng số tiền và đồng tiền đã ký]
Tương đương _____ VND hoặc USD [điền số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]
Trong trường hợp là thành viên trong liên danh hoặc nhà thầu phụ, ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm
[điền phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đồng]
[điền số tiền và đồng tiền đã ký]
Tương đương _____ VND hoặc USD [điền số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]
Tên dự án:
[điền tên đầy đủ của dự án có hợp đồng đang kê khai]
Tên chủ đầu tư:
[điền tên đầy đủ của chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]
 Địa chỉ:
Điện thoại/fax:
E-mail:
[điền đầy đủ địa chỉ hiện tại của chủ đầu tư]
[điền số điện thoại, số fax kể cả mã quốc gia, mã vùng, địa chỉ e-mail]
[điền địa chỉ e-mail đầy đủ, nếu có]
Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 1 Chương III (2)
 1. Loại, cấp công trình
[điền thông tin phù hợp]
 2. Về giá trị
[điền số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]
 3. Về quy mô thực hiện
[điền quy mô theo hợp đồng]
 4. Về độ phức tạp và điều kiện  thi công
[mô tả về độ phức tạp của công trình]
 5. Các đặc tính khác
[điền các đặc tính khác theo Chương V]





Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu có liên quan.
                                  
Ghi chú:
(1) Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.
    Nhà thầu kê khai theo mẫu này cho từng hợp đồng tương tự đã và đang thực hiện.
(2)  Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.


Mẫu số 13


KÊ KHAI TÓM TẮT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THẦU
1.   Tên nhà thầu: ____________________________
          -  Địa chỉ:  ________________________________________

     2. Tổng số năm kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng : …………
Tổng số năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực hoạt động xây dựng đối với gói thầu này :……………………………..


3.  Tổng số lao động hiện có:
a)  Trong hoạt động chung của doanh nghiệp:       ___________
b)  Trong lĩnh vực xây lắp:  _________________________
                   Trong đó, cán bộ chuyên môn: __________________
                                    ____, ngày ____ tháng ____ năm ____
                                                                 Đại diện nhà thầu
                                  [Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Mẫu số 14

                                     
                                                   ________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Tên nhà thầu: ________________________ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

A. Tóm tắt các số liệu về tài chính trong _____ năm tài chính gần đây [ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III].
Đơn vị tính: ____ (VND, USD...)
TT

Năm ____
Năm ____
Năm ____
1
Tổng tài sản



2
Tổng nợ phải trả



3
Tài sản ngắn hạn



4
Nợ ngắn hạn



5
Doanh thu



6
Lợi nhuận trước thuế



7
Lợi nhuận sau thuế



8
Các nội dung khác  (nếu có yêu cầu)




B. Cam kết về lưu lượng tiền mặt sử dụng cho gói thầu:
1. Tài sản có thể chuyển thành tiền mặt: ____________________________
(kèm theo tài liệu chứng minh)
2. Nguồn vốn tín dụng: _________________________________________
(kèm theo văn bản xác nhận của tổ chức cung cấp tín dụng)
3. Những phương tiện tài chính khác: ______________________________
(kèm theo tài liệu chứng minh)
C. Tài liệu gửi đính kèm nhằm đối chứng với các số liệu mà nhà thầu kê khai gồm (nhà thầu chỉ cần nộp bản chụp được công chứng, chứng thực của một trong các tài liệu này):
1. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật trong _____ năm tài chính gần đây [ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III];
2. Tờ khai tự quyết toán thuế hàng năm theo quy định của pháp luật về thuế (có xác nhận của cơ quan thuế là nhà thầu đã nộp Tờ khai) trong _____ năm tài chính gần đây [ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III];
3. Biên bản kiểm tra quyết toán thuế của nhà thầu (nếu có) trong _____ năm tài chính gần đây [ghi số năm theo quy định tại khoản 3 Mục 1 Chương III].

                                                  Đại diện hợp pháp của nhà thầu
                                   (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:
Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.



Mẫu số 15

BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)
________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: ____________________ [ghi tên bên mời thầu]
                (sau đây gọi là bên mời thầu)
Căn cứ vào việc [ghi tên nhà thầu tham dự thầu], sau đây gọi là “nhà thầu”, sẽ tham dự đấu thầu gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án].
Chúng tôi [ghi tên ngân hàng, tổ chức tài chính] có trụ sở đăng ký tại [ghi địa chỉ của ngân hàng, tổ chức tài chính], xin cam kết với bên mời thầu bảo lãnh cho nhà thầu tham dự đấu thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].
Chúng tôi cam kết sẽ chuyển ngay cho bên mời thầu khoản tiền nêu trên khi bên mời thầu có văn bản thông báo nhà thầu vi phạm các quy định về đấu thầu nêu trong HSMT. (2)
Bảo lãnh này có hiệu lực trong _______(3) ngày kể từ ngày _______(4). Bất cứ yêu cầu nào của bên mời thầu liên quan đến bảo lãnh này thì [ghi tên ngân hàng, tổ chức tài chính] phải nhận được trước khi kết thúc thời hạn nói trên.

                                                Đại diện hợp pháp của ngân hàng
                                   [Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
Ghi chú:
(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
 (2) Trường hợp nhà thầu liên danh dự thầu và các thành viên trong liên danh thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu hoặc một thành viên thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh thì thay thế quy định này như sau: “Chúng tôi cam kết sẽ chuyển ngay cho bên mời thầu khoản tiền nêu trên khi bên mời thầu có văn bản thông báo nhà thầu hoặc bất kỳ thành viên nào trong liên danh dự thầu với nhà thầu vi phạm các quy định về đấu thầu nêu trong HSMT.”
(3) Ghi theo quy định tại khoản 1 Mục 18 của BDL. 
(4) Ghi theo quy định tại khoản 1 Mục 22 của BDL.


Phần thứ hai
YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP

Chương V
GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU
Chương này giới thiệu khái quát thông tin về dự án và gói thầu như địa điểm thực hiện dự án, quy mô của dự án, thời gian thực hiện gói thầu và những thông tin khác tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu.
1. Giới thiệu về dự án
a) Dự án:
-         Tên dự án:
-         Chủ đầu tư:
-         Nguồn vốn:
-         Quyết định đầu tư:
-         Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu:
b) Địa điểm xây dựng:
-         Vị trí:
-         Hiện trạng mặt bằng: các công trình nổi và ngầm hiện có
-         Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm: Cấp nước, thoát nước, cấp điện, đường giao thông…
c) Quy mô xây dựng
-         Loại công trình và chức năng
-         Quy mô và các đặc điểm khác
2. Giới thiệu về gói thầu
a) Phạm vi công việc của gói thầu
b) Thời hạn hoàn thành
Chương VI
BẢNG TIÊN LƯỢNG
Trong Chương này, bên mời thầu liệt kê khối lượng công việc mà nhà thầu phải thực hiện làm căn cứ để nhà thầu tính toán giá dự thầu.

STT
Hạng mục, nội dung công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Ghi chú
1



(Có thể nêu  yêu cầu kỹ thuật tham chiếu)
2









Trường hợp nhà thầu phát hiện tiên lượng chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể thông báo cho bên mời thầu và lập một bảng riêng cho phần khối lượng sai khác này để chủ đầu tư xem xét. Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu.

Ví dụ minh họa về bảng tiên lượng được nêu ở ví dụ 3 Phụ lục 2 Mẫu này.

Ghi chú:
1.  Không nên lấy toàn bộ danh mục công việc trong dự toán thiết kế để cấu trúc thành bảng tiên lượng, nên rút gọn, đưa danh mục theo tiêu chí cần kiểm soát, giám sát nghiệm thu. Đối với các khối lượng liên quan tới biện pháp thi công mà nhà thầu có thể chủ động cải tiến nhằm tăng năng suất, hiệu quả thì không nên đưa chi tiết.
2. Danh mục và khối lượng công việc phải phù hợp với nguyên tắc quản lý thanh toán sau này (trọn gói/nghiệm thu theo bản vẽ thi công; theo thực tế,...)
3. Những công việc tương tự hoặc trong chu trình thi công liên tục để hình thành sản phẩm xây lắp thì nên cấu trúc để nhà thầu chào dưới dạng đơn giá tổng hợp.
      4. Khi lập Bảng tiên lượng đối với gói thầu lớn, nên phân thành nhóm công việc tương tự, như công tác chuẩn bị, công tác đất đá, công tác ngầm, công tác bê tông, công tác kết cấu thép,...
Ví dụ: Đối với công tác bê tông, thường lập dự toán phần vữa, biện pháp đổ cầu, thủ công, hoặc bơm, công tác cốp pha riêng nhưng bảng tiên lượng chỉ nên đưa thành một mục là bê tông. Trong trường hợp này, trong cột Ghi chú có thể nêu: “Thuyết minh tại Mục ...trong Chương Yêu cầu về mặt kỹ thuật” hoặc nêu “ Phạm vi công việc bao gồm toàn bộ các chi phí vữa, biện pháp thi công, chi phí cốp pha để hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật”

Chương VII
YÊU CẦU VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Trong Chương này nêu yêu cầu về thời gian từ khi khởi công tới khi hoàn thành hợp đồng theo ngày/tuần/tháng.
Trường hợp ngoài yêu cầu thời hạn hoàn thành cho toàn bộ công trình còn có yêu cầu tiến độ hoàn thành cho từng hạng mục công trình thì lập bảng yêu cầu tiến độ hoàn thành.

TT
Hạng mục công trình
Ngày bắt đầu
Ngày hoàn thành
1



2







Chương VIII
YÊU CẦU VỀ MẶT KỸ THUẬT
Để đảm bảo mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, toàn bộ các yêu cầu về mặt kỹ thuật phải được soạn thảo dựa trên cơ sở quyết định đầu tư kèm theo các tài liệu hình thành quyết định đầu tư, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ thiết kế và các tài liệu hướng dẫn kèm theo, các quy định pháp luật về đấu thầu.
           Yêu cầu về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Các quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình;
2. Các yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát;
3. Các yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, thiết bị (kèm theo các tiêu chuẩn về phương pháp thử);
4. Các yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt;
5. Các yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn;
6. Các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ (nếu có);
7. Các yêu cầu về vệ sinh môi trường;
8. Các yêu cầu về an toàn lao động;
9. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công;
10. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục;
11. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu;
12. Các yêu cầu khác tùy theo đặc thù của gói thầu.
Trong yêu cầu về mặt kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu, không được nêu các yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của vật tư, thiết bị hoặc nguồn gốc cụ thể của vật tư, thiết bị làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.
Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc vật tư, thiết bị từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của vật tư, thiết bị thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các vật tư, thiết bị đã nêu để không tạo định hướng cho một sản phẩm hoặc cho một nhà thầu nào đó.
Đối với các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, có thể được miêu tả dưới hình thức bảng biểu như ví dụ minh họa về yêu cầu về vật liệu xây dựng và quy phạm thi công nêu tại Phụ lục 2 Mẫu này (ví dụ 4 và ví dụ 5).

Chương IX
CÁC BẢN VẼ

Chương này liệt kê các bản vẽ (*).
STT
Ký hiệu
Tên bản vẽ
Phiên bản/ ngày phát hành
1



2



3








(*): Chủ đầu tư căn cứ vào pháp luật về xây dựng để đưa ra danh mục các bản vẽ cho phù hợp.
Phần thứ ba
YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

Chương X
ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

A. TỔNG QUÁT

Điều 1. Giải thích từ ngữ
          Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.
2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thỏa thuận với nhà thầu theo hợp đồng.
          3. “Chủ đầu tư” là tổ chức được nêu trong ĐKCT.
          4. “Nhà thầu” là nhà thầu trúng thầu (độc lập hoặc liên danh) được nêu trong ĐKCT.
5. “Nhà thầu phụ” là nhà thầu thỏa thuận hoặc ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc xây dựng đã được dự kiến trong HSDT.
6. “Tư vấn giám sát” là nhà thầu tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. Tên nhà thầu tư vấn giám sát được nêu tại ĐKCT.
7. "Ngày khởi công" là ngày mà chủ đầu tư quyết định cho nhà thầu bắt đầu thi công công trình.
8. "Thời gian hoàn thành” là khoảng thời gian cần thiết để xây dựng công trình được tính từ ngày khởi công đến ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.
9. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
10. “Thời hạn bảo hành công trình xây dựng” là thời gian nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với công trình. Thời hạn bảo hành được  tính từ ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.
11. "Công trường" là địa điểm mà chủ đầu tư quy định cho nhà thầu sử dụng để thi công công trình được nêu trong ĐKCT.
 Điều 2. Ngôn ngữ sử dụng và Luật áp dụng
Ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt; luật điều chỉnh hợp đồng là Luật Việt Nam, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.
Điều 3. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1.  Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo nội dung yêu cầu nêu trong ĐKCT để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho chủ đầu tư như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do lỗi của nhà thầu khi nhà thầu không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng.
3.  Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu trong thời hạn quy định tại ĐKCT.
Điều 4. Hình thức hợp đồng
         Hình thức hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.
Điều 5. Nhà thầu phụ
1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong ĐKCT để thực hiện một phần công việc nêu trong HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ sẽ chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư chấp thuận.
2. Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không được vượt quá tỷ lệ phần trăm theo giá hợp đồng quy định tại ĐKCT.
3. Nhà thầu không được sử dụng thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ trong HSDT.
4. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.
Điều 6. Hợp tác với nhà thầu khác
Việc hợp tác với nhà thầu khác để cùng sử dụng công trường được thực hiện theo quy định tại ĐKCT.
Điều 7. Nhân sự của nhà thầu([1])
1. Nhà thầu phải sử dụng các cán bộ chủ chốt có tên trong Danh sách cán bộ chủ chốt được đề cập trong ĐKCT để thực hiện các công việc nêu trong danh sách này hoặc sử dụng các cán bộ khác được chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư sẽ chỉ chấp thuận việc đề xuất thay thế cán bộ chủ chốt trong trường hợp năng lực và trình độ của những người thay thế về cơ bản tương đương hoặc cao hơn các cán bộ được liệt kê trong danh sách.
2. Nếu chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu buộc thôi việc một hoặc các thành viên trong số nhân viên của nhà thầu với lý do chính đáng, nhà thầu phải bảo đảm rằng nhân viên đó sẽ rời khỏi công trường trong vòng năm ngày làm việc và không còn mối liên hệ nào với công việc trong hợp đồng.

1. Nhà thầu phải bồi thường và chịu trách nhiệm về những tổn hại cho chủ đầu tư, nhân viên của chủ đầu tư đối với các thiệt hại, mất mát và các chi phí có liên quan đến:
a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hay cái chết của bất cứ người nào xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp có thể quy cho chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng;
b) Hỏng hóc hay mất mát bất cứ tài sản nào (không phải là công trình) xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp có thể quy cho chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng.
2. Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho nhà thầu, các nhân viên của nhà thầu đối với các thiệt hại, mất mát và chi phí liên quan đến tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hay cái chết được quy cho sự cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng bởi chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư.
Điều 9. Rủi ro của chủ đầu tư
Kể từ ngày khởi công cho đến ngày hết hạn nghĩa vụ bảo hành của nhà thầu, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về những rủi ro sau đây:
1. Rủi ro về thương tích, tử vong đối với con người, mất mát hoặc hư hỏng tài sản (loại trừ công trình, máy móc, vật tư, thiết bị) do lỗi của chủ đầu tư;
2. Rủi ro về hư hại đối với công trình, máy móc, vật tư, thiết bị do lỗi của chủ đầu tư hoặc do thiết kế của chủ đầu tư hoặc do bất khả kháng.
Điều 10. Rủi ro của nhà thầu
          1. Rủi ro của nhà thầu bao gồm:
a) Các rủi ro không phải là rủi ro của chủ đầu tư, bao gồm rủi ro về thương tích, tử vong, mất mát hay hư hỏng tài sản (kể cả đối với công trình, máy móc, vật tư, thiết bị) kể từ ngày khởi công cho đến ngày hết hạn nghĩa vụ bảo hành.
b) Rủi ro về tổn thất, hư hại kể từ ngày nghiệm thu, bàn giao công trình cho đến ngày hết hạn nghĩa vụ bảo hành của nhà thầu do:
- Bất kỳ sai sót nào xảy ra vào ngày hoàn thành;
- Bất kỳ sự việc nào xảy ra trước ngày hoàn thành mà sự việc này không phải là rủi ro của chủ đầu tư;
- Các hoạt động của nhà thầu trên công trường sau ngày hoàn thành.
2. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về những rủi ro của nhà thầu quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Giới hạn về trách nhiệm pháp lý
1. Không bên nào phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên kia vì sự mất mát trong khi sử dụng công trình, sự thiệt hại về lợi nhuận, hay thiệt hại gián tiếp liên quan đến hợp đồng này ngoài các quy định về phạt do chậm trễ thực hiện hợp đồng, sửa chữa sai sót, thanh toán trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại.
2. Trách nhiệm pháp lý của nhà thầu đối với chủ đầu tư theo hợp đồng hoặc liên quan đến hợp đồng ngoài quy định về bồi thường thiệt hại nêu tại Điều 8 không được vượt quá tổng số tiền nêu trong ĐKCT.
3. Không giới hạn trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp gian lận, lỗi cố ý hay hành vi bất cẩn của bên phạm lỗi.
Điều 12. Trường hợp bất khả kháng
1.  Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hoả hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.
2.  Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Trong khoảng thời gian không thể thi công công trình do điều kiện bất khả kháng, nhà thầu theo hướng dẫn của chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.
3.  Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng.
Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 19.
Điều 13. Bảo hiểm
Yêu cầu về bảo hiểm được quy định tại ĐKCT.
Điều 14. Công trình tạm
Yêu cầu về công trình tạm được nêu ở ĐKCT.
Điều 15. An toàn
Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tất cả các hoạt động tại công trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 16. Cổ vật phát hiện tại công trường
          Bất kỳ đồ vật gì có tính chất lịch sử hay có giá trị đáng kể được phát hiện tại công trường sẽ là tài sản của Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhà thầu phải thông báo cho chủ đầu tư về việc phát hiện này để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Quyền sử dụng công trường
          Chủ đầu tư phải giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào ngày ghi trong ĐKCT.
Điều 18. Tư vấn giám sát
1. Tư vấn giám sát có trách nhiệm thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng.
2. Tư vấn giám sát có thể đưa ra chỉ dẫn cho nhà thầu về việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa sai sót vào bất kỳ lúc nào. Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn của tư vấn giám sát.
3. Trường hợp chủ đầu tư thay đổi tư vấn giám sát, chủ đầu tư cần thông báo bằng văn bản cho nhà thầu.
Điều 19. Giải quyết tranh chấp
1.  Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.
2.  Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định trong ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.

B. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Điều 20. Ngày hoàn thành công trình
Nhà thầu có thể bắt đầu thực hiện công trình vào ngày khởi công quy định tại ĐKCT và phải tiến hành thi công công trình theo đúng Bảng tiến độ thi công chi tiết do nhà thầu trình và được chủ đầu tư chấp thuận. Nhà thầu phải hoàn thành công trình vào ngày hoàn thành dự kiến nêu tại ĐKCT.
Điều 21. Bảng tiến độ thi công chi tiết
1. Trong khoảng thời gian quy định tại ĐKCT, nhà thầu phải trình chủ đầu tư xem xét, chấp thuận Bảng tiến độ thi công chi tiết bao gồm các nội dung sau:
a) Trình tự thực hiện công việc của nhà thầu và thời gian thi công dự tính cho mỗi giai đoạn chính của công trình;
b) Quá trình và thời gian kiểm tra, kiểm định được nêu cụ thể trong hợp đồng;
c) Báo cáo kèm theo gồm: báo cáo chung về các phương pháp mà nhà thầu dự kiến áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình; số lượng cán bộ, công nhân và thiết bị của nhà thầu cần thiết trên công trường cho mỗi giai đoạn chính.
2. Nhà thầu phải thực hiện theo Bảng tiến độ thi công chi tiết sau khi Bảng này được chủ đầu tư chấp thuận.
3. Nhà thầu phải trình chủ đầu tư xem xét, chấp thuận Bảng tiến độ thi công chi tiết đã cập nhật vào những thời điểm không vượt quá thời gian quy định trong ĐKCT. Nếu nhà thầu không trình Bảng tiến độ thi công chi tiết đã cập nhật vào những thời điểm trên, chủ đầu tư có thể giữ lại một số tiền quy định trong ĐKCT trong kỳ thanh toán tiếp theo. Số tiền này sẽ được thanh toán ở kỳ thanh toán kế tiếp sau khi Bảng tiến độ thi công chi tiết này được trình.
4. Việc chấp thuận Bảng tiến độ thi công chi tiết của chủ đầu tư sẽ không thay thế các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu có thể điều chỉnh lại Bảng tiến độ thi công chi tiết và trình lại cho chủ đầu tư vào bất kỳ thời điểm nào.
Điều 22. Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng
          1. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ thương thảo về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong những trường hợp sau đây:
a) Chủ đầu tư không giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào thời gian quy định tại Điều 17;
b) Chủ đầu tư không chấp thuận nhà thầu phụ ngoài danh sách nhà thầu phụ nêu tại khoản 1 Điều 5 mà không có lý do chính đáng;
c) Chủ đầu tư chậm trễ không có lý do trong việc cấp Biên bản nghiệm thu công trình.
d) Các trường hợp khác được mô tả trong ĐKCT.
          2. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu hoãn việc khởi công hay làm chậm lại tiến độ của bất kỳ hoạt động nào trong công trình.
3. Trường hợp cần rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải tiến hành thương thảo với nhà thầu về các nội dung liên quan.
Điều 23. Dự báo về sự cố
          Nhà thầu cần dự báo sớm cho chủ đầu tư về các sự việc có thể sắp xảy ra mà tác động xấu đến chất lượng công trình, làm tăng giá hợp đồng hay làm chậm trễ việc thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu dự báo về ảnh hưởng của sự việc này đối với giá hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng. Nhà thầu phải hợp tác với chủ đầu tư để đưa ra các biện pháp khắc phục.

C. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 24. Kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị
1. Nhà thầu phải đảm bảo tất cả vật tư và thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
          2. Nhà thầu phải cung cấp mẫu, kết quả kiểm nghiệm đối với vật tư, thiết bị nêu tại ĐKCT để kiểm tra và làm cơ sở nghiệm thu công trình.
3. Chủ đầu tư sẽ kiểm tra vật tư và thiết bị tại nơi khai thác, nơi sản xuất hay tại công trường vào bất kỳ thời điểm nào.
4. Nhà thầu phải đảm bảo bố trí cán bộ và các điều kiện cần thiết cho việc kiểm tra vật tư, thiết bị nêu trên.
Điều 25. Xử lý sai sót
          1. Tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc của nhà thầu. Trường hợp phát hiện sai sót, tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu xem xét tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Việc kiểm tra nói trên không ảnh hưởng tới nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
          2. Trường hợp tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu tiến hành một thí nghiệm mà không quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra bất kỳ công việc nào xem có sai sót không và việc kiểm tra cho thấy có sai sót, thì nhà thầu phải thanh toán chi phí về thí nghiệm. Nếu không có sai sót, chi phí này sẽ được tính vào giá hợp đồng để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu.
1.  Thời gian bảo hành công trình được tính từ ngày chủ đầu tư ký Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được xác định trong ĐKCT. Thời gian bảo hành công trình phải được gia hạn cho đến khi khắc phục xong các sai sót do lỗi của nhà thầu.
2. Yêu cầu về bảo hành công trình được nêu trong ĐKCT.
          3. Trong thời gian bảo hành, chủ đầu tư cần thông báo cho nhà thầu về những hư hỏng liên quan tới công trình do lỗi của nhà thầu gây ra. Nhà thầu có trách nhiệm khắc phục các sai sót bằng chi phí của nhà thầu trong khoảng thời gian chủ đầu tư quy định.
          4. Trường hợp nhà thầu không khắc phục sai sót trong khoảng thời gian được chủ đầu tư quy định, chủ đầu tư sẽ xác định chi phí khắc phục sai sót và nhà thầu sẽ phải hoàn trả khoản chi phí này.


D. QUẢN LÝ CHI PHÍ

Điều 27. Biểu giá hợp đồng
Biểu giá hợp đồng nêu tại Phụ lục 1 là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các hạng mục công việc mà nhà thầu phải thực hiện và đơn giá của các hạng mục đó.([2])
Điều 28. Thuế
Các yêu cầu về thuế quy định tại ĐKCT.
Điều 29. Điều chỉnh giá hợp đồng
Điều chỉnh giá hợp đồng được áp dụng cho phần công việc áp dụng hình thức đơn giá. Nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá được quy định tại ĐKCT.
Điều 30. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng
a) Bổ sung hạng mục công việc, vật tư, thiết bị hoặc dịch vụ cần thiết ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế và ngoài phạm vi công việc quy định trong hợp đồng;
          b) Thay đổi về chất lượng và các thông số của một hạng mục công việc nào đó;
c) Thay đổi về thiết kế;
d) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

3. Trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng, nhà thầu phải đưa khối lượng công việc được bổ sung vào Bảng tiến độ thi công chi tiết.
Điều 31. Tạm ứng
1. Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu theo các nội dung quy định trong ĐKCT.
2. Việc hoàn trả tiền tạm ứng được thực hiện như quy định tại ĐKCT.
Điều 32. Thanh toán
Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo các nội dung quy định trong ĐKCT.
Điều 33. Thưởng và phạt vi phạm hợp đồng
1. Trường hợp quy định tại ĐKCT, nhà thầu được thưởng một khoản tiền theo mức quy định tại ĐKCT cho các sáng kiến của nhà thầu,  cho  mỗi ngày hoàn thành sớm công trình so với ngày hoàn thành dự kiến. Tổng số tiền thưởng không vượt quá tổng số tiền quy định tại ĐKCT.
          2. Nhà thầu bị phạt theo mức quy định trong ĐKCT cho mỗi ngày chậm hoàn thành công trình so với ngày hoàn thành dự kiến hoặc ngày hoàn thành dự kiến được gia hạn. Tổng số tiền phạt không vượt quá tổng số tiền quy định trong ĐKCT. Chủ đầu tư có thể khấu trừ khoản tiền phạt từ các khoản thanh toán đến hạn của nhà thầu.
3. Việc phạt vi phạm hợp đồng đối với chủ đầu tư khi chủ đầu tư không thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định trong hợp đồng và các yêu cầu khác về thưởng, phạt vi phạm hợp đồng được nêu tại ĐKCT.

E. HOÀN THÀNH, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Điều 34. Nghiệm thu
Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành. Biên bản nghiệm thu phải được đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu ký xác nhận.
          Chủ đầu tư cần tiếp nhận công trường và công trình trong vòng số ngày được quy định trong ĐKCT kể từ khi nhà thầu được cấp Biên bản nghiệm thu công trình.
Điều 35. Bản vẽ hoàn công, hướng dẫn vận hành
1. Nhà thầu phải hoàn thành và nộp cho chủ đầu tư bản vẽ hoàn công theo quy định của pháp luật hiện hành, tài liệu hướng dẫn quy trình vận hành thiết bị lắp đặt (nếu có) vào ngày quy định trong ĐKCT.
2. Nếu nhà thầu không nộp bản vẽ hoàn công hoặc hướng dẫn vận hành vào ngày quy định trong ĐKCT hoặc các tài liệu này không được chủ đầu tư chấp nhận, chủ đầu tư sẽ giữ lại số tiền quy định trong ĐKCT từ khoản thanh toán đến hạn cho nhà thầu.
Điều 36. Chấm dứt hợp đồng
1. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:
a) Nhà thầu ngừng thi công trong thời gian quy định tại ĐKCT trong khi việc ngừng thi công này không có trong Bảng tiến độ thi công chi tiết hiện tại và chưa được chủ đầu tư cho phép;
b) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu kéo dài tiến độ công trình vượt quá thời gian quy định tại ĐKCT;
c) Nhà thầu bị phá sản, giải thể;
d) Các hành vi khác nêu tại ĐKCT.
2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng, nhà thầu phải ngừng ngay công việc, giữ công trường an toàn và rời công trường theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Điều 37. Thanh toán trong trường hợp chấm dứt hợp đồng
1. Nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của nhà thầu nêu tại Điều 36, chủ đầu tư sẽ lập biên bản xác nhận giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua trừ đi khoản tiền tạm ứng của nhà thầu đã nhận. Nếu số tiền tạm ứng nhiều hơn giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua thì nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho chủ đầu tư khoản tiền chênh lệch này. Trường hợp ngược lại, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán cho nhà thầu.
2. Nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của chủ đầu tư nêu tại Điều 36 hoặc do bất khả kháng, chủ đầu tư sẽ lập biên bản xác nhận giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua, chi phí hợp lý cho việc di chuyển thiết bị, hồi hương nhân sự mà nhà thầu thuê cho công trình và chi phí của nhà thầu về việc bảo vệ công trình, trừ đi khoản tiền tạm ứng mà nhà thầu đã nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán cho nhà thầu khoản tiền chênh lệch này.
3. Mọi vật liệu tại công trường, máy móc, thiết bị, công trình tạm và công trình sẽ được xem là tài sản của chủ đầu tư nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của nhà thầu.
         




Chương XI
ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Điều
Khoản
Nội dung
1
3
Chủ đầu tư: ______________________(ghi tên chủ đầu tư)

4
Nhà thầu:____________________(ghi tên nhà thầu)

6
Tư vấn giám sát:_______________(ghi tên tư vấn giám sát)

11
Công trường:___________________(ghi địa điểm công trường)
2

- Ngôn ngữ của hợp đồng :________________(ghi ngôn ngữ của HSMT, nếu ngôn ngữ này không phải là tiếng Việt)
- Luật điều chỉnh hợp đồng:_______________(Ghi cụ thể Luật điều chỉnh nếu có quy định khác)
3
1
Nội dung yêu cầu đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng:
- Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___________
  (Tùy theo tính chất của gói thầu mà nêu cụ thể thời hạn yêu cầu, ví dụ: Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là___ ngày trước khi ký hợp đồng, hoặc sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày hợp đồng có hiệu lực...)
-  Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___________
  [Nêu cụ thể hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tùy theo yêu cầu của gói thầu mà quy định việc áp dụng một hoặc các hình thức bảo đảm như: đặt cọc, ký quỹ hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính. Ví dụ, việc yêu cầu bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng:
   Trường hợp nhà thầu phải nộp bảo lãnh thì phải do một ngân hàng, tổ chức tài chính hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc một ngân hàng, tổ chức tài chính ở nước ngoài (được chủ đầu tư chấp thuận) phát hành, theo Mẫu số 17 Chương XII hoặc một mẫu khác được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp bảo lãnh do một ngân hàng, tổ chức tài chính ở nước ngoài phát hành thì phải phát hành thông qua chi nhánh tại Việt Nam hoặc phải được một ngân hàng của Việt Nam có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành xác nhận trước khi gửi tới chủ đầu tư.
  - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: ____ % giá hợp đồng.
    (Nêu giá trị cụ thể tùy theo yêu cầu của gói thầu và tối đa là 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền cho phép).
   -  Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày ____ tháng ____ năm ____.
  (Tùy theo tính chất, yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao và nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định)

3
Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: _____
   (Ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu.
Ví dụ: Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu ngay sau khi hoặc không chậm hơn ____ ngày kể từ khi công trình được bàn giao, nghiệm thu, đồng thời nhà thầu đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định)
4

Hình thức hợp đồng :_________________(Nêu 1 hoặc các hình thức hợp đồng phù hợp và nguyên tắc thanh toán đối với từng hình thức. Đối với hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng. Đối với hợp đồng theo đơn giá, nhà thầu được thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc thực tế đã thực hiện).
5
1
Danh sách nhà thầu phụ :__________ (Nêu danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong HSDT)

2
Giá trị công việc mà nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá: …. giá hợp đồng (Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu mà ghi phần trăm cho phù hợp).

4
Yêu cầu khác về nhà thầu phụ :______________
(Nêu yêu cầu khác về thầu phụ nếu có… ).
6

Hợp tác với nhà thầu khác:_______________(Ghi các yêu cầu về thời gian, nội dung mà nhà thầu phải hợp tác với cơ quan, tổ chức khác để cùng sử dụng công trường, nếu có).
7
1
Danh sách cán bộ chủ chốt:_________________
(Nêu danh sách cán bộ chủ chốt phù hợp với Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường như kê khai tại Mẫu số 7A Chương IV).
11
2
Trách nhiệm pháp lý tối đa:__________________
(Ghi trách nhiệm pháp lý tối đa. Trách nhiệm pháp lý tối đa không vượt quá giá hợp đồng x k, trong đó k là hệ số và thường bằng 1).

13

Yêu cầu về bảo hiểm:______________ (Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu để nêu yêu cầu về bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm công trình phù hợp với pháp luật xây dựng đối với cả chủ đầu tư và nhà thầu. Ví dụ, kể từ ngày khởi công cho đến hết thời hạn bảo hành công trình, nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba cho rủi ro của nhà thầu…).
14

Yêu cầu về công trình tạm:____________________ (Nêu các yêu cầu về công trình tạm, nếu có. Ví dụ: Nhà thầu phải trình thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các công trình tạm dự kiến cho chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc thiết kế các công trình tạm. Việc thông qua của chủ đầu tư sẽ không làm thay đổi trách nhiệm của nhà thầu về việc thiết kế công trình tạm).
17

Ngày giao  công trường (mặt bằng thi công): ___  (ghi ngày giao công trường)
19
2
Thời gian để tiến hành hòa giải:_____________
Giải quyết tranh chấp: _______________________
   (Nêu cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, cơ quan xử lý tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...)
20

Ngày khởi công:_________(ghi ngày dự định khởi công)
Ngày hoàn thành dự kiến:_____________(ghi ngày hoàn thành dự kiến)
21
1
Thời gian trình Bảng tiến độ thi công chi tiết :__________

3
Thời gian cập nhật Bảng tiến độ thi công chi tiết :______
Khoản tiền giữ lại:___________
22
1
Các yếu tố khác:__________________
24
2
Vật tư, thiết bị:_____________________(nêu vật tư, thiết bị cần yêu cầu nhà thầu cung cấp mẫu, kết quả kiểm nghiệm nếu có)
26
1
Thời gian bảo hành công trình:_____________

2
Yêu cầu về bảo hành công trình:__________
(Ghi yêu cầu về bảo hành công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng).
28

Yêu cầu về thuế:____________ (Trong Mục này nêu các nội dung yêu cầu về thuế, chẳng hạn đơn giá và giá hợp đồng đã bao gồm các loại thuế, phí các loại… Đối với hợp đồng theo đơn giá, cần quy định thêm cách thức xử lý khi Nhà nước có sự thay đổi về chính sách thuế trong quá trình thực hiện hợp đồng.)
29

Điều chỉnh giá hợp đồng:_____________
( Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng đối với hình thức theo đơn giá. Trong Mục này cần phải quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá. Cần quy định sử dụng báo giá, hoặc chỉ số giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan chuyên ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ nước ngoài. Có thể áp dụng công thức điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá. 
          Trong Mục này cũng cần quy định việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá.)
31
1
Tạm ứng:_______________
(Nêu số tiền tạm ứng, các chứng từ để tạm ứng, phương thức tạm ứng… phù hợp quy định của pháp luật về xây dựng. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu nhà thầu xuất trình bảo lãnh tiền tạm ứng theo Mẫu số 18 Chương XII).


2
Hoàn trả tiền tạm ứng:____________________
(Nêu cách thức hoàn trả tiền tạm ứng phù hợp quy định của pháp luật về xây dựng. Ví dụ tiền tạm ứng sẽ được hoàn trả bằng cách khấu trừ đi số tiền theo tỉ lệ nhất định trong các khoản thanh toán khác đến hạn cho nhà thầu trên cơ sở theo tiến độ phần trăm hoàn thành công trình...)
32

Phương thức thanh toán:___________
(Tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này.
     Việc thanh toán cho nhà thầu có thể quy định bằng tiền mặt, thanh toán bằng thư tín dụng, chuyển khoản… Số lần thanh toán có thể quy định theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng.
      Thời hạn thanh toán có thể quy định thanh toán ngay hoặc trong vòng không quá một số ngày nhất định kể từ khi nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật).
33
1
Mức thưởng:______________(ghi mức thưởng đối với việc hoàn thành sớm công trình, sáng kiến của nhà thầu…. Trường hợp không áp dụng thưởng hợp đồng thì nêu rõ).
Tổng số tiền thưởng tối đa:___________(ghi tổng số tiền thưởng tối đa, nếu có)

2
Mức phạt:  _________________
Tổng giá trị bồi thường thiệt hại tối đa cho toàn bộ công trình:  _____________________
(Nêu nội dung về phạt hợp đồng phù hợp với pháp luật về xây dựng).

3
Yêu cầu về phạt do chủ đầu tư không thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định trong hợp đồng: nêu yêu cầu về phạt hợp đồng trong trường hợp này (nếu có)
Yêu cầu khác về phạt vi phạm hợp đồng:_____________(nêu yêu cầu khác về phạt vi phạm hợp đồng, chẳng hạn phạt khi nhà thầu không đảm bảo chất lượng…)
34

Thời gian tiếp nhận công trình:___________
35
1
Thời gian nộp bản vẽ hoàn công:__________

2
Khoản tiền giữ lại:___________
36
1
Nhà thầu ngừng thi công trong thời gian:_________(nêu số ngày)
Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu kéo dài tiến độ thi công vượt quá:__________________(nêu số ngày)
Các hành vi khác:___________(nêu hành vi khác nếu có)



Chương XII
 MẪU HỢP ĐỒNG
Mẫu số 16
HỢP ĐỒNG (1)
(Văn bản hợp đồng xây lắp)
____, ngày ____ tháng ____ năm ____
Hợp đồng số: _________                 
Gói thầu: ____________ [ghi tên gói thầu]
Thuộc dự án: _________ [ghi tên dự án]

- Căn cứ (2)____(Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội)
- Căn cứ (2)____(Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội);
- Căn cứ (2)____(Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội);
- Căn cứ (2)  ____ (Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng);
- Căn cứ Quyết định số ____ ngày ____ tháng ____  năm ____ của ____ về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu ____ và thông báo trúng thầu số ____ ngày ____ tháng ____ năm ____ của bên mời thầu;
- Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu ký ngày ____ tháng ____ năm ____;
Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:
Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)
Tên chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư ]__________________________
Địa chỉ:________________________________________________
Điện thoại:_____________________________________________
Fax:__________________________________________________
E-mail:________________________________________________
Tài khoản:______________________________________________
Mã số thuế:_____________________________________________
Đại diện là ông/bà:________________________________________
Chức vụ:_______________________________________________
Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ____ tháng ____ năm ____ (trường hợp được ủy quyền).
_____________
Ghi chú: (1) Tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu, nội dung hợp đồng theo mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt là đối với các nội dung khi thương thảo có sự khác biệt so với ĐKCT.
                       (2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành. Đối với gói thầu ODA ghi theo quy định của nhà tài trợ.
Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)
Tên nhà thầu [ghi tên nhà thầu trúng thầu]:____________________
Địa chỉ:________________________________________________
Điện thoại:_____________________________________________
Fax:__________________________________________________
E-mail:________________________________________________
Tài khoản:______________________________________________
Mã số thuế:_____________________________________________
Đại diện là ông/bà:________________________________________
Chức vụ:_______________________________________________
Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ____ tháng ____ năm ____ (trường hợp được ủy quyền).
Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng xây lắp với các nội dung sau:

           Điều 1. Đối tượng hợp đồng
        Bên A giao cho bên B thực hiện việc thi công xây dựng, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế.
Điều 2. Thành phần hợp đồng
Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:
1.  Văn bản hợp đồng (kèm theo Biểu giá và các Phụ lục khác);
2. Biên bản thương thảo hoàn thiện hợp đồng;
3.  Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;
4.  ĐKCT;
5.  Điều kiện chung của hợp đồng;
6.  HSDT và các văn bản làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu (nếu có);
7.  HSMT và các tài liệu bổ sung HSMT (nếu có);
8.  Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).
Điều 3. Trách nhiệm của nhà thầu
Nhà thầu cam kết thi công công trình theo thiết kế đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Điều 4. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Chủ đầu tư cam kết thanh toán cho nhà thầu theo giá hợp đồng nêu tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán
1.  Giá hợp đồng: _______________ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền ký hợp đồng. Trường hợp giá hợp đồng được ký bằng nhiều đồng tiền khác nhau thì ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đồng tiền đó, ví dụ: 5 triệu USD + 20 tỷ VND (năm triệu đôla Mỹ và hai mươi tỷ đồng Việt Nam)].
2.  Phương thức thanh toán: Thanh toán theo phương thức nêu trong điều kiện cụ thể của hợp đồng (Điều … ĐKCT).
Điều 6. Hình thức hợp đồng: ____________________________
[Nêu các hình thức hợp đồng phù hợp với Mục … ĐKCT].
Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: _______________
[Ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với khoản 2 Mục 1 BDL,  HSDT và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên]
Điều 8. Hiệu lực hợp đồng
1.  Hợp đồng có hiệu lực kể từ _____ [ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 1 ĐKC].
2.  Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.
Hợp đồng được lập thành ____ bộ, chủ đầu tư  giữ ____ bộ, nhà thầu giữ ____ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
[Ghi tên, chức danh, ký tên và
đóng dấu]
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ       [Ghi tên, chức danh, ký tên và
đóng dấu]


                
Mẫu số 17

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)
________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: _______________[ghi tên chủ đầu tư]
(sau đây gọi là chủ đầu tư)

Theo đề nghị của [ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu [ghi tên gói thầu] và đã ký hoặc cam kết sẽ ký kết hợp đồng xây lắp cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng); (2)
Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho  chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;
Chúng tôi, [ghi tên của ngân hàng][ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại [ghi địa chỉ của ngân hàng (3)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với số tiền là [ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn [ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của chủ đầu tư thông báo nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ____ tháng ____ năm ____. (4)
                                                Đại diện hợp pháp của ngân hàng
                                             [Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
Ghi chú:
(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
 (2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì bên mời thầu phải báo cáo người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:
“Theo đề nghị của [ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu trúng thầu gói thầu [ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số [ghi số hợp đồng] ngày ____ tháng ____ năm ____  (sau đây gọi là hợp đồng).”
(3) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.
(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại  Điều 3 ĐKCT.


Mẫu số 18

BẢO LÃNH TIỀN TẠM ỨNG (1)
________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: _____________[ghi tên chủ đầu tư ]
                                       (sau đây gọi là chủ đầu tư )
[ghi tên hợp đồng, số hợp đồng]
Theo điều khoản về tạm ứng nêu trong điều kiện cụ thể của hợp đồng, [ghi tên và địa chỉ của nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) phải nộp cho chủ đầu tư một bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm nhà thầu sử dụng đúng mục đích khoản tiền tạm ứng [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] cho việc thực hiện hợp đồng;
Chúng tôi, [ghi tên của ngân hàng][ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại [ghi địa chỉ của ngân hàng(2)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), theo yêu cầu của chủ đầu tư, đồng ý vô điều kiện, không hủy ngang và không yêu cầu nhà thầu phải xem xét trước, thanh toán cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư có yêu cầu với một khoản tiền không vượt quá [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].
Ngoài ra, chúng tôi đồng ý rằng các thay đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh các điều kiện của hợp đồng hoặc của bất kỳ tài liệu nào liên quan tới hợp đồng được ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư sẽ không làm thay đổi bất kỳ nghĩa vụ nào của chúng tôi theo bảo lãnh này.
          Giá trị của bảo lãnh này sẽ được giảm dần tương ứng với số tiền tạm ứng mà chủ đầu tư thu hồi qua các kỳ thanh toán quy định tại Điều …. của Hợp đồng sau khi nhà thầu xuất trình văn bản xác nhận của chủ đầu tư về số tiền đã thu hồi trong các kỳ thanh toán.
Bảo lãnh này có giá trị kể từ ngày nhà thầu nhận được khoản tạm ứng theo hợp đồng cho tới ngày… tháng… năm (3) hoặc  khi chủ đầu tư thu hồi hết số tiền tạm ứng, tùy theo ngày nào đến sớm hơn.
                                                Đại diện hợp pháp của ngân hàng
                                             [Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
Ghi chú:
(1)  Tùy theo điều kiện cụ thể của gói thầu mà quy định phù hợp với yêu cầu nêu tại Điều ... ĐKCT (thông thường áp dụng đối với gói thầu đấu thầu quốc tế).
(2)  Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.
(3)  Ngày quy định tại Điều... ĐKCT.


PHỤ LỤC 1
BIỂU GIÁ
(Kèm theo hợp đồng số _____,  ngày ____ tháng ____ năm ____)

(Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu của HSMT, HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm biểu giá cho từng hạng mục, nội dung công việc. Tùy tính chất và quy mô của gói thầu mà biểu giá có thể bao gồm nhiều phần: phần công việc áp dụng hình thức trọn gói, phần công việc áp dụng hình thức đơn giá…).







PHỤ LỤC 2
CÁC VÍ DỤ

Ví dụ 1: TCĐG về mặt kỹ thuật đối với gói thầu xây dựng phần thô một toà nhà cao tầng, có tầng hầm (đã thi công cọc móng) theo phương pháp chấm điểm

TT
Nội dung đánh giá
Mức điểm         tối đa
Mức điểm yêu cầu tối thiểu
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xây dựng
25
18
1.1
 Xi măng (có thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp đáp ứng yêu cầu)
6

1.2
Cốt thép (có thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp đáp ứng yêu cầu)
6

1.3
Bê tông (có thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp đáp ứng yêu cầu)
6

1.4
Các loại vật liệu khác: gạch, cát, đá sỏi, chất chống thấm (có thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp đáp ứng yêu cầu)
7

2
Hệ thống tổ chức và nhân sự
15
10
2.1
Sơ đồ hệ thống tổ chức của nhà thầu tại công trường:
-         Các bộ phận quản lý tiến độ, kỹ thuật, hành chính kế toán, chất lượng, vật tư, thiết bị, an toàn, an ninh, môi trường
-         Các đội, tổ thi công
8

2.2
Nhân sự  khác (ngoại trừ nhân sự chủ chốt  đã đánh giá trong yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm):
-         Phụ trách kỹ thuật, chất lượng
-         Các cán bộ kỹ thuật giám sát thi công cho từng công tác thi công (vật liệu, trắc đạc, kết cấu bê tông, gạch, cơ khí)
-         Các đội trưởng thi công cho từng công tác thi công
-         Trình độ tay nghề của các công nhân chủ chốt/ bậc cao
7

3
Các giải pháp kỹ thuật cho các công tác/ hạng mục chủ yếu
35
24
3.1
Tổ chức mặt bằng công trường:
-         Mặt bằng bố trí công trình tạm, thiết bị thi công, kho bãi tập kết vật liệu, chất thải
-         Bố trí cổng ra vào, rào chắn, biển báo
-         Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, liên lạc trong quá trình thi công
5

3.2
Giải pháp trắc đạc để định vị các kết cấu công trình (trong quá trình thi công và tiếp tục quan trắc lún của công trình sau này)
4

3.3.
Thi công tầng hầm
14


-         Đào đất
2


-         Chắn cừ, bảo vệ thành vách hố móng
4


-         Phá đầu cọc
2


-         Thi công BTCT đài, giằng móng
2


-         Thi công BTCT tường, sàn tầng hầm và chống thấm tầng hầm.
4

3.4.
Thi công kết cấu phần thân công trình (từ cốt + 0.00 đến mái)
7


-         Thi công kết cấu bê tông phần thân (cốp pha, cây chống, giàn giáo, cung cấp bê tông, đổ bê tông cột, sàn)
5
-          

-         Gia công, lắp dựng kết cấu thép trên mái
2

3.5.
Thi công các hạng mục khác:
Các bể nước, bể phốt trong tầng hầm, các đường ống kỹ thuật dưới sàn tầng hầm (cọc tiếp địa, đường ống thoát nước cho bể phốt)
3

3.6.
Lấp đất hoàn trả hiện trạng đến cốt cao độ hiện có của vỉa hè, hoàn trả kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng
2

4
Biện pháp, quy trình quản lý thi công
15
10
4.1
Quản lý chất lượng:
-         Quản lý chất lượng vật tư: các quy trình kiểm tra chất lượng vật tư, tiếp nhận, lưu kho, bảo quản
-         Quản lý chất lượng cho từng loại công tác thi công (đào, lấp đất, cốp pha, đà giáo, cốt thép, bê tông, nề, chống thấm): quy trình lập biện pháp thi công, thi công, kiểm tra, nghiệm thu
-         Biện pháp bảo quản vật liệu, công trình khi tạm dừng thi công, khi mưa bão
-         Sửa chữa hư hỏng và bảo hành công trình
4

4.2
Quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, thanh quyết toán
1

4.3
Quản lý an toàn trên công trường
4


-         Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động
-         Biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho từng công đoạn thi công
-         Phòng chống cháy nổ trong và ngoài công trường
-         An toàn giao thông ra vào công trường
-         Bảo vệ an ninh công trường, quản lý nhân lực, thiết bị 


4.4
Quản lý an toàn cho công trình và cư dân xung quanh công trường:
-         Biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề
-         Bảo vệ các công trình hạ tầng, cây xanh trong khu vực xung quanh
-         An toàn cho cư dân xung quanh công trường
3

4.5
Quản lý môi trường:
Các biện pháp giảm thiểu
-         Tiếng ồn
-         Bụi, khói
-         Rung
-         Kiểm soát nước thải các loại
-         Kiểm soát rò rỉ dầu mỡ, hoá chất
-         Kiểm soát rác thải, nhà vệ sinh của công nhân trên công trường
3

5
Tiến độ thi công
10
8
5.1
Tổng tiến độ thi công: thời hạn hoàn thành công trình, sự phối hợp giữa các công tác thi công, các tổ đội thi công
5

5.2
Các biểu đồ huy động: nhân lực, vật liệu, thiết bị
3

5.3
Biện pháp đảm bảo tiến độ thi công, duy  trì thi công khi mất điện, đảm bảo thiết bị trên công trường hoạt động liên tục
2

Tổng số điểm
100
70










Ví dụ 2:  TCĐG về mặt kỹ thuật theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” đối với gói thầu “Khôi phục 30 km đường giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp III với mặt cắt ngang nền đường rộng 12 m”
1. Biện pháp thi công


Nội dung yêu cầu
Mức độ đáp ứng


1. Bảo đảm giao thông:
- Xây dựng 2 đoạn tránh, 1 cầu tạm
Có đề xuất xây dựng 2 đoạn tránh, 1 cầu tạm
Đạt

Không đề xuất hoặc đề xuất thiếu
Không đạt

2. Thi công nền và mặt đường:
- Bố trí đủ 3 mũi thi công, mô tả biện pháp, công nghệ  thi công các hạng mục chính (đào đất, đắp đất, cấp phối...) theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật
Bố trí đủ 3 mũi thi công. Có đề xuất về biện pháp, công nghệ thi công
Đạt

Không bố trí đủ 3 mũi thi công, hoặc đề xuất không đầy đủ về biện pháp, công nghệ thi công
Không đạt

3. Chuẩn bị hiện trường xây dựng:
- Bố trí phòng thí nghiệm, thiết bị, nhân lực thi công, mỏ vật liệu đắp nền, bố trí lán trại phục vụ thi công
Có đề xuất việc bố trí phòng thí nghiệm, thiết bị, nhân lực, mỏ vật liệu đắp nền, xây dựng lán trại
Đạt

Chỉ đề xuất việc bố trí phòng thí nghiệm, thiết bị, nhân lực thi công, mỏ vật liệu đắp nền. Không nêu việc bố trí lán trại phục vụ thi công
Chấp nhận được

Đề xuất không đủ 4 nội dung: phòng thí nghiệm, thiết bị, nhân lực, mỏ vật liệu đắp nền trong chuẩn bị hiện trường xây dựng
Không đạt


4. Biện pháp giám sát và quản lý chất lượng trong thi công nền đường, mặt đường:
a)  Bố trí lực lượng giám sát cho 3 mũi thi công
b)  Các biện pháp kiểm tra và quản lý chất lượng
Đề xuất đủ đối với cả 2 nội dung a) và b)
Đạt
Không đề xuất đủ  2 nội dung trên a) và b)
Không đạt

Kết luận
Các tiêu chuẩn chi tiết 1, 2, 4 được xác định là đạt, tiêu chuẩn chi tiết 3 được xác định là đạt hoặc chấp nhận được
Đạt
Không thuộc các trường hợp nêu trên
Không đạt
2. Tiến độ thi công



Nội dung yêu cầu
Mức độ đáp ứng


1. Thời gian thi công:
- Đảm bảo thời gian thi công không quá 18 tháng có tính đến điều kiện thời tiết kể từ ngày khởi công.
Đề xuất thời gian thi công không vượt quá 18 tháng có tính đến điều kiện thời tiết
Đạt

Đề xuất về thời gian thi công vượt quá 18 tháng, hoặc không tính đến điều kiện thời tiết                       
Không đạt

2. Tính phù hợp:
a) Giữa huy động thiết bị và tiến độ thi công
b) Giữa bố trí nhân lực và tiến độ thi công
Đề xuất đầy đủ, hợp lý, khả thi cho cả 2 nội dung a) và b)
Đạt

Đề xuất không đủ 2 nội dung a) và b)
Không đạt

Kết luận
Cả 2 tiêu chuẩn chi tiết đều được xác định là đạt
Đạt

Có 1 tiêu chuẩn chi tiết xác định là không đạt
Không đạt


Ví dụ 3: Bảng tiên lượng đối với gói thầu xây dựng đường cao tốc lý trình Km 248+00 - Km 255+500 thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I)

TT
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối l­ượng

CÔNG TÁC NỀN Đ­ƯỜNG
1
Phá dỡ kết cấu bê tông
m3
1.197,00
2
Đào đất nền đường
m3
2.662,58
3
Đào hữu cơ
m3
257.406,42
4
Đắp cát nền đường cao tốc đạt K ≥ 0,95
m3
915.727,98
5
Đắp cát bệ phản áp K 0,90
m3
17.603,95
6
Đắp cát nền đường đường gom  K 0,90 bằng cát tận dụng
m3
47.763,16
7
Đắp cát nền đường đường gom  K 0,90 bằng cát mua
m3
95.550,00
8
Đắp đất bao đường cao tốc K 0,95
m3
172.745,08
9
Đắp đất bao đường cao tốc K 0,90
m3
2.655,91
10
Đắp đất bao ta luy đường gom tận dụng từ dỡ tải
m3
22.574,04
11
Đắp cấp phối gia cố lề đồi đạt K 0,95
m3
15.223,48
12
Đắp đất K 0,98 d­ới KCMĐ đường cao tốc
m3
96.167,75
13
Đắp K 0,95 dày 30cm d­ới KCMĐ đường gom
m3
16.151,67
14
Đắp đất dải phân cách giữa (K90) bằng đất tận dụng
m3
26.092,11
15
Đắp đất hữu cơ bao ta luy đường cao tốc (0,1m) bằng đất tận dụng
m3
19.846,73
16
Đào cải mư­ơng
m3
24.717,67
17
Đắp cải mư­ơng bằng đất tận dụng
m3
33.037,04

CÔNG TÁC XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
1
Vải địa kỹ thuật cư­ờng độ chịu kéo 12KN/m
m2
682.026,20
2
Vải địa kỹ thuật cư­ờng độ chịu kéo 200KN/m
m2
48.266,30
3
Đệm cát hạt trung (K90)
m3
251.622,70
4
Đệm cát hạt nhỏ (K90)
m3
236.906,10
5
Giếng cát
m
959.735,80
6
Bấc thấm
m
1.210.194,50
7
Đào thay đất yếu
m3
81.841,20
8
Cát hạt nhỏ đắp thay đất yếu (cát tận dụng)
m3
67.275,77
9
Cát hạt nhỏ đắp thay đất yếu (cát mua mới)
m3
14.565,43
10
Đắp gia tải bằng cát
m3
41.806,50
11
Dỡ gia tải
m3
41.806,50
12
Đắp bù lún đạt K> 95
m3
295.352,30
13
Đắp gia tải phần trong KC mặt đường (bằng đất tận dụng)
m3
272.486,19
14
Đắp gia tải phần trong KC mặt đường (bằng cát)
m3
73.232,43
15
Dỡ tải phần bù kết cấu mặt đường
m3
345.718,61
16
Bàn quan trắc lún
cái
219
17
Cọc gỗ quan trắc dịch chuyển ngang
cọc
864
18
Thiết bị quan trắc nư­ớc lỗ rỗng (pizometer, Inclinometer, giếng)
bộ
4
19
Đá dăm 1x2 làm tầng lọc
m3
102,00
20
Đắp đất đồi phía cửa thoát nư­ớc
m3
7.349,40




Ví dụ 4: Yêu cầu về vật liệu xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam

STT
Vật liệu
Tiêu chuẩn
1
Xi măng


Xi măng Poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 2682 : 1999

Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6260 : 1997
2
Cốt liệu và nước trộn cho bê tông và vữa


Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
TCVNXD 7570: 2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa - Các phương pháp thử
TCVN 7572: 2006

Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
TCXDVN 302: 2004
3
Bê tông


Hỗn hợp Bê tông trộn sẵn- Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu
TCVNXD 374: 2006
4
Cốt thép cho bê tông


 Thép cốt bê tông- Thép vằn
TCVN 6285: 1997

 Thép cốt bê tông- Lưới thép hàn
TCVN 6286: 1997
5
Gạch đất sét nung


Gạch rỗng đất sét nung
TCVN 1450: 1986

Gạch đặc đất sét nung
TCVN 1451: 1986
...



Ví dụ 5: Yêu cầu về quy phạm thi công, nghiệm thu

STT
Loại công tác
Quy chuẩn, tiêu chuẩn
1
Công tác trắc địa, định vị công trình


Công tác trắc địa trong xây dựng công trình- Yêu cầu chung
TCVNXD 309: 2004
2
Công tác thi công đất


Công tác đất- Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4447 : 1987
3
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép


Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép- tiêu chuẩn thiết kế
TCVNXD 356: 2005

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu (trừ mục 6.8 được thay thế bởi TCVNXD 305: 2004)
TCVN 4453 : 1995

Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu (thay thế mục 6.8 của TCVN 4453-1995)
TCVNXD 305: 2004

Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép lắp ghép- Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVNXD 390: 2007

Lưới thép hàn dùng trong kết cấu Bê tông cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu
TCVNXD 267: 2002

Bê tông nặng- Yêu cầu dưõng ẩm tự nhiên
TCVNXD 391: 2007
...





[1] Trường hợp đấu thầu quốc tế, cần bổ sung quy định về nhân sự của nhà thầu theo nguyên tắc nhà thầu quốc tế chỉ được đưa vào Việt Nam các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao, không được đưa lao động phổ thông vào thi công công trình theo quy định tại Luật Lao động của Việt Nam
(1) Trường hợp áp dụng hình thức trọn gói, cần quy định thêm: “Khối lượng công việc mà nhà thầu phải thực hiện để hoàn thành theo thiết kế nhiều hơn hoặc ít hơn khối lượng nêu trong biểu giá hợp đồng (nếu có) không làm thay đổi giá hợp đồng.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm thông tin