Sau một thời gian ngưng lại ở các bài hướng dẫn từ phần 1 đến 7 cho phần tính toán tải lạnh thì nay Herot quay lại tiếp tục với bài viết tổng hợp về phần hướng dẫn cho tính toán điện năng tiêu thụ và tính kinh tế cho hệ thống Điều hoà Không khí trong công trình.
1. Trong phần này các bạn sẽ được làm quen với các mục Create Plants ( Tạo hệ thống phòng máy) - Define Economics ( Định nghĩa các thông số về Kinh tế như Giá điện, Giá nước, Thời gian biểu hoạt động, Chi phí đầu tư công trình, thiết bị...)
2. Như các bác thấy ở hình trên là các thuộc tính cần nhập vào cho hệ thống Phòng máy Chiller cho công trình với 4 chiller giải nhiệt nước ( phần mềm tự động hiểu là phải có các thiết bị phụ trợ như là Bơm nước lạnh, Tháp Giải nhiệt, Bơm nước giải nhiệt).
3. Muốn tạo cấu hình hệ thống ra sao thì cách đơn giản là mình chỉ việc kéo nhả các thiết bị được liệt kê bên tay trái và đưa vào bên tay phải, lưu ý là hệ thống đầy đủ thì phải gồm cả phần Nóng và Lạnh, do đó nếu ta chỉ quan tâm đến Điều hoà thì vẫn phải kéo đại 1 thiết bị lò hơi gì đó cho phần mềm hiểu ( tuy nhiên ko cần khai báo thông số cho thiết bị Lò hơi này).
4. Khi các bạn chuyển từ mục Configuration sang Cooling Equipment ở phía dưới thì đây sẽ là chỗ cần để nhập các thông số thực của thiết bị đó vào như sau:
Trong đó:
- Equipment Type: là tên thiết bị mình đã tạo sẵn trong thư viện ứng với từng công trình khác nhau thì từng thiết bị cũng khác nhau ứng với công suất lạnh, điện năng tiêu thụ đầy tải, đặc tính giảm tải, hệ thống dùng Bơm loại gì ( có Biến tần hay Cố định..)
- Heat Rejection: thông số của Tháp giải nhiệt, chỗ này mình cũng cần lấy từ trong thư viện đã được tạo sẵn trước đó ra- Herot sẽ hướng dẫn cách tạo các thiết bị Chiller, Cooling Tower này sau.
- Energy Rate: điện năng tiêu thụ đầy tải của Chiller, có thể thể hiện dưới các đơn vị khác nhau như là Kw/Ton; KW; COP...
- Pumps: điền các thông số tính toán của Bơm nước lạnh và Bơm Giải nhiệt, tuỳ theo thông tin mà mình có thể điền KW điện tiêu thụ hoặc cột áp Bơm ( mH2O; KPa; Bar...)
5. Tạo mẫu thư viện thiết bị trong Trace 700:
- Tất cả các thao tác nhằm tác động đến các thiết bị trong phần mềm đều được nằm trong Libraries này, các bạn hoàn toàn có thể tạo thêm các loại Kiếng mới, Tường mới, kết cấu mới, Thời tiết mới, Lịch hoạt động mới....
- Với Equipment/ Cooling để thao tác tạo loại Chiller mới hay hệ thống VRF mới.
6. Khi vào tác động đến loại chiller mới, bạn chọn New bên tay phải:
- Equipment Type: đặt tên tuỳ ý
- Cooling- Energy Rate: điền thông số điện năng tiêu thụ đầy tải.
- Unloading Curvers: chỗ để chọn đường đặc tính giảm tải của chiller đó.
- Curvers..: tạo đường cong giảm tải cho Chiller hoặc hệ thống VRF đó.
7. Tạo đường cong giảm tải của Chiller:
- Điền thông tin tải tương ứng với từng đoạn giảm tải của chiller đó ở ô tay trái, khi này bên tay phải sẽ tự động vẽ cho mình đường cong giảm tải, vì chiều cao và rộng của ô này ko bằng nhau bên hình vẽ ra có vẻ không phải đường cong ứng với các chiller giảm tải vô cấp như hình trên, tuy nhiên quan trọng là các thông số mình nhập vào cho đúng. Muốn có được các thông số điện năng khi giảm tải chiller này thì các bạn cần phải liên hệ với các Supplier Chiller như Trane, York, Carrier, McQuay, DunhamBush, Climavenata... để có được thông tin chính xác nhất nhé.
8. Tạo thư viện cho Tháp Giải nhiệt.
- Các bạn tiếp tục tác động vào Library để tạo Tháp giải nhiệt mới ứng với Heat Rejection nhé
9. Thông số Tháp giải nhiệt:
- Equipment Type: cũng đặt tên cho Tháp
- Energy Consumption: điện tiêu thụ của Tháp
- Design Characteristics:
+ Approach: độ chênh giữa nhiệt độ bầu ướt môi trường với nhiệt độ nước ra khỏi Tháp
+ Range: độ chênh giữa nhiệt độ đầu vào và ra khỏi Tháp
+ Wet Bulb: nhiệt độ bầu uớt môi trường
+ Design Water: lưu lượng nước giải nhiệt qua Tháp ( lấy lưu lượng nước giải nhiệt của Chiller)
+ Makeup Water: lưu lượng nước bổ sung cho Tháp do bốc hơi nước- cái này tính từ công thức ra hoặc hỏi nhà cung cấp Tháp- chỗ này cho thấy phần mềm tính toán rất kỹ, nó sẽ tính cho bạn đầy đủ cả phần nước bốc hơi khi dùng hệ thống Chiller giải nhiệt nước.
+ WB offset: giá trị bầu ướt có thể thay đổi trong ngày.
- Bên tay phải chọn loại đặc tính giảm tải của Tháp có thể là On/Off hay là dùng quạt VSD thì như hình vẽ của đồ thị.
10. Đưa thông số hệ thống Lạnh vào phòng máy Cooling, hệ thống Nóng vào phòng máy Heating, chỗ này đơn giản chỉ việc kéo hệ thống bên tay trái vào tương ứng bên tay phải mà thôi.
11. Thông số kinh tế:
- Installed Cost: chi phí có thể là riêng thiết bị hoặc là toàn bộ công trình
- Company: chọn điện 3 giá cùng giá nước tiêu thụ
- Inflation: lạm phát hằng năm
- Time-of-day: thời gian biểu ứng với điện 3 giá phía trên
12. Tạo điện 3 giá
- Vào Rate Structures:
- Tạo thêm thư viện mới bằng cách dùng nút New Structure
- Khi đó bạn cần khai báo các thông số về giá điện là dạng gì: Cao điểm ( On Peak)- Bình thường ( Mid-peak) hay Thấp điểm ( Off Peak).
- Khai báo thông số giá nước tiêu thụ ở Việt Nam.
- Các giá trị khai báo trên phải là giá trị thực sự ở Việt nam được chuyển qua đơn vị USD.
13. Tạo thời gian biểu ứng với Điện 3 giá đó:
- Schedule Type: chọn loại Time-Of-day để khai báo thời điểm ứng với 3 giá điện
- New Schedule: để tạo thêm thư viện cho thời gian biểu này.
- Khi đó khai báo đầy đủ thời gian khởi điểm- Start Time ( laf Midnight) đến thời gian End time cho từng phân đoạn ( lưu ý là thời gian này chia nhiều đoạn nhưng phải nối liên tục nhau và kết thúc toán bộ 24h trong ngày).
- Rate: khai báo đặc tính của khoảng thời gian đó là loại hình thời gian nào.
14. Tạo nhiều phương án khác nhau để so sánh bằng cách thay đổi hệ thống bên trong từng phương án, phần mềm cho phép tạo tối đa là 4 phương án để so sánh, trong ví dụ này Herot chỉ tạo ra 3 cái để các bạn theo dõi. Cách tạo thì đơn giản bạn có thể vào Menu Alternatives Setup và chọn Copy Alt.
15. Cho phần mềm chạy với bước cuối cùng: Calculate and View Results.
16. Xem kết quả:
- Hiển thị điện năng tiêu thụ so sánh giữa nhiều phương án ứng với 12 tháng trong năm, trong này có phân chia từng phần điện năng tiêu thụ riêng biệt của Máy nén, Bơm nước, Quạt tháp để dễ thao dõi và kiểm soát.
- Tiền điện tiêu tốn ứng với điện năng tiêu thụ phía trên, chi phí này đã được tính toán ứng với giá điện tiêu thụ tại Việt Nam do bước trên ta đã tạo ra nó.
- So sánh chi phí tiền điện của 3 phương án trong toàn bộ 1 năm vận hành công trình. Ứng với mỗi phương án ta sẽ tìm được chi phí vận hành tương ứng, điều này giúp cho Tư vấn thiết kế, Chủ đầu tư tim được phương án tối ưu nhất.
17. So sánh điện năng tiêu thụ từng phương án
- Các bạn thấy được lượng thể tích nước bốc hơi hằng năm với các phương án được sử dụng, chuyển đổi tương đương qua năng lượng sơ cấp ứng với từng phuơng án.
18. Thời gian hoàn vốn
- Các phương án khác nhau đều có sự chênh lệch về chi phí đầu tư ban đầu, do đó với mỗi phương án có sự chênh lệch về điện năng tiêu thụ và thời gian hoàn vốn nếu Chủ đầu tư chọn phương án cho hợp lý.
19. Thời gian hoạt động:
- Ứng với mỗi đặc tính công trình khác nhau thì phần mềm có tạo sẵn các đặc tính hoạt động trong không gian đó riêng biệt để người sử dụng dễ dàng chọn lựa đặc tính cho phù hợp.
20. Kết thúc: trong quá trình sử dụng chắc chắn các bạn sẽ phát hiện ra đây là phần mềm rất tốt dùng cho người thiết kế, hoạch định hệ thống Điều hoà, các công cụ trực quan của nó sẽ giúp cho Chủ đầu tư dù không biết rành về kỹ thuật cũng có thể đưa ra quyết định cho hệ thống sẽ quyết định phần lớn điện năng tiêu thụ trong công trình mình sau này.
Thân chào.
Herot.
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Liên kết:
Blog's Nguyễn Hữu Phú|Lammatnhaxuong.com |nhathaucodienlanh.com |Giầy bảo hộ lao độngxưởng">lammat24h.com|
Chung cư giá rẻ TPHCM|
Sunview Town|
Căn hộ Sunview Town|
Dự án Sunview Town|
Chung cư Sunview Town
0 nhận xét:
Đăng nhận xét