Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Tương lai và triển vọng nào cho E-business?

0 nhận xét
Ở giai đoạn đầu, giai đoạn "trứng nước", E-business là tất cả các công việc như : xây dựng một trang web, hấp dẫn người xem và giành lấy những đơn hàng. Những tập đoàn lớn và những khách hàng giàu có đều đổ xô vào web giống như những kẻ đổ xô đi đào vàng. Họ thi nhau xây dựng những giao diện người sử dụng và những giỏ mua hàng điện tử, giống như kinh doanh truyền thống.
Tuy nhiên, chỉ trong vài năm, cũng giống như hầu hết những đứa trẻ mới chào đời, những người kinh doanh E-business bắt đầu khóc. Với việc đầu tư hàng triệu USD và không thu được lãi, nhiều người đã buộc phải đóng cửa những cửa hàng ảo của mình.
Ngày nay, E-business đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng, như đứa trẻ đã biết đi và sắp sửa trưởng thành, mục tiêu cơ bản của E-business hiện nay là hoàn thành đơn hàng của khách hàng. Bước vào giai đoạn này của E-business. Liệu chúng ta có thể hy vọng thấy được gì ở giai đoạn "lấy lại sức" của E-business hiện nay? Các chuyên gia đã chỉ ra một vài xu hướng nổi bật.
Kent Allen, chuyên gia phân tích của Tập đoàn Aberdeen, cho biết, những công nghệ E-business mới đang nổi lên hiện nay đều tập trung vào những vấn đề nguy cấp như quản lý đơn hàng đã phân phối và hỗ trợ các quá trình kinh doanh. Trong khi việc bán hàng trực tiếp và "bán tráo" đều là những việc được chú trọng ở giai đoạn trước đây thì bây giờ việc hỗ trợ các công nghệ dự đoán nhu cầu, đánh giá sản phẩm và việc định giá lại là những vấn đề chủ chốt. Những chức năng sau bán hàng, như việc đối chiếu hoá đơn, quản lý bảo hành, và doanh thu và những vấn đề hậu cần cũng được chú trọng. Allen lưu ý rằng những công ty lớn đang tự động hoá các quá trình và giảm chi phí dịch vụ khách hàng sau bán, tổ chức tốt hơn việc bổ sung hàng và các cơ hội bán hàng sau tiêu thụ.
Theo Allen, vẫn còn có nhiều việc phải làm sau khi bạn giành được đơn hàng và chuyển sản phẩm đến khách hàng. Vấn đề là cần loại bỏ một số phương pháp làm bằng tay.
Hàng hoá nào cho E-Business
Trong thời gian đầu, E-business đều chỉ dựa vào 5 loại hàng: máy tính, môi giới trực tuyến, du lịch trực tuyến, sách và âm nhạc và bán đấu giá - chiếm 75% doanh thu.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng những mặt hàng này sắp tới sẽ chỉ còn chiếm khoảng 50% doanh thu trực tuyến, vì những người đi mua hàng đã đa dạng hoá nhu cầu mua hàng của họ, bao gồm: quần áo, dược phẩm, hàng tạp phẩm, các dịch vụ thông tin và các hàng hoá thông thường. Andrew Bartels, chuyên gia của Tập đoàn thông tin Giga cho biết: "Hàng tạp phẩm là một lĩnh vực mà vài năm trước đem lại tỷ lệ lãi suất khá cao và sau đó trở nên bi đát vào năm ngoái, song có thể bắt đầu từ năm nay sự hưng thịnh của loại hàng này lại trở lại".
Bán hàng đa kênh
Ngoài việc bán những loại sản phẩm khác nhau, các chuyên gia cho biết, những người đi mua hàng trực tuyến cũng nhận thấy ưu điểm của việc bán hàng đa kênh. Các công ty như Best Buy và Circuit City hiện đang thu được những kinh nghiệm với những hệ thống cho phép khách hàng lưu giữ các sản phẩm trên mạng trong giỏ mua hàng của họ. Và những dây chuyền cung cấp như Staples, Office Depot và Office Max cũng đang làm công việc bán hàng đa kênh khá tốt.
Trong một tài liệu sắp phát hành của tập đoàn Aberdeen, Alen tổng kết rằng 86% những khách hàng mới cam đoan tham gia một vài hoạt động E-business. Công ty cũng tự hào có tỷ lệ sử dụng E-business là 90% và hy vọng đến cuối năm nay kênh bán hàng trực tuyến của công ty sẽ đem lại 70% tổng số đơn hàng.
Còn Bartels thì cho biết: "Vấn đề là sự trao đổi thông tin từ kênh này sang kênh khác. Công ty bạn phải đảm bảo rằng vấn đề tồn kho của hàng hoá là do cửa hàng giám sát để tránh trường hợp xảy ra là khi khách hàng cần mua thì lại không có mặt hàng đó ".
Những quy tắc thời gian thực
Vấn đề này có thể nảy sinh do các công nghệ E-business. Do đó, những người tham gia E-business ngày nay hiện đang đầu tư vào năng lực tiềm tàng của thời gian thực để quản lý các đơn hàng, chuyên gia Geri Spieler của GartnerG2 cho biết. Theo ông, việc xử lý đơn hàng thời gian thực có thể tăng năng suất và độ chính xác hoàn thành đơn hàng lên 50%.
Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn đấu tranh để giữ hàng tồn kho và chuyển một đơn hàng đơn lẻ đến một khách hàng đơn lẻ. Theo ông Spieler, các công ty có số lượng khách hàng lớn đang tìm kiếm thời gian thực cho dây chuyền cung cấp và sự lưu trữ của họ để biết được khi nào hàng đến và họ có thể tránh được tình trạng không có hàng tích trữ và tích trữ quá nhiều.
Người sản xuất đồng thời là người kinh doanh trực tiếp
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sẽ có nhiều lợi thế nếu nhà sản xuất đồng thời cũng tham gia trực tiếp vào E-Business. Có như vậy hàng hoá sẽ tiêu thụ nhanh hơn và có uy tín hơn trên các cửa hàng ảo trên mạng. Levi-Strauss, hãng sản xuất thời trang hàng đầu thế giới, đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ những đối tác bán lẻ quần jean và quần kaki trực tuyến của mình trong giai đoạn đầu của E-business và nay mối lo ngại về sự xung đột giữa các kênh bán hàng đang giảm dần trong tương lai, lợi nhuận hứa hẹn tăng cao.
"Những người bán lẻ không phải lo sợ lâm vào tình huống mà Amazone đã gặp phải", Bartels nói. "Những nhà sản xuất có cơ hội bán hàng trực tiếp cho khách hàng dựa trên các nguyên tắc cơ bản".
Levi, Mattel, Fisher-Price và Sony là 4 trong số những công ty bán hàng trực tiếp nói trên, trong khi Black & Decker cung cấp những đường kết nối tới những công ty bán hàng là bên thứ 3 trên trang web của công ty.
Có lẽ xu hướng nổi bật nhất của E-business hiện nay và trong tương lai là tận dụng cơ hội tạo ra lợi nhuận được khích lệ bởi những cuộc cách tân như đã đề cập ở trên. Theo các chuyên gia, sắp tới đây, chúng ta có lẽ sẽ không nhìn thấy được sự tăng trưởng ở mức 300% như trước kia, nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm 20% là điều có thật. Theo Allen: "Việc thu lợi nhuận của E-business ngày nay bắt đầu ổn định. Trong tương lai gần các kênh bán hàng luôn gặp phải thách thức, tuy nhiên kết quả kinh doanh xem ra khá khả quan”.
Theo BwPortal

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm thông tin